Theo Dự thảo Quy hoạch đường bộ thời kỳ tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đơn vị tư vấn đề xuất tập trung cho đầu tư hoàn thiện mạng lưới cao tốc. Ngoài 2 tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và phía Tây, phía Bắc sẽ đầu tư thêm 12 tuyến, miền Trung – Tây Nguyên thêm thêm 7 tuyến, miền Nam thêm 10 tuyến.

Theo đó, với trục Bắc – Nam sẽ hoàn thiện đầu tư tuyến cao tốc phía Đông và phía Tây (đường Hồ Chí Minh). Trong đó, cao tốc Bắc – Nam phía Đông nối từ Lạng Sơn đến Cà Mau, với 35 đoạn tuyến, tổng chiều dài khoảng 2.116 km, quy mô 6 – 10 làn xe.
Cao tốc Bắc – Nam phía Tây nối từ Tuyên Quang tới Kiên Giang, với 22 đoạn tuyến, chiều dài khoảng 1.234 km, quy mô 4 – 6 làn xe.
ezland group 31 cao toc se dau tu
Khu vực phía Bắc
Quy hoạch 12 tuyến cao tốc, tổng chiều dài khoảng 2.524 km, quy mô từ 4-6 làn xe. Bên cạnh các tuyến cao tốc hiện hữu, sẽ bổ sung đầu tư thêm các tuyến cao tốc gồm:
Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: nối từ Đại lộ Thăng Long, qua các Hòa Bình (TP Hòa Bình – Mai Châu), tới Sơn La (Vân Hồ – Chiềng Khoa – Mộc Châu – TP Sơn La), tới Điện Biên (TP Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang).
Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái: nối thông tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Vân Đồn đến Móng Cái, đi theo hướng Quốc lộ 18.
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng: nối thông tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới – Bắc Kạn, đi theo Quốc lộ 3 tới Cao Bằng.
Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: nối với cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, sau đó đi theo Quốc lộ 10 qua Hải Phòng tới Quảng Ninh.
Cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long: từ Sóc Sơn (Hà Nội) đi theo hướng đường Nội Bài – Bắc Ninh và sau đó theo Quốc lộ 18 về phía Bắc tới TP Hạ Long.
Cao tốc Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng: điểm đầu tại nút giao cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đi theo hướng Quốc lộ 4A, 4B qua Lạng Sơn – Cao Bằng.
Cao tốc Phủ Lý – Nam Định: từ nút giao cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đi theo đường Phủ Lý – TP Nam Định, đi theo hướng Quốc lộ 21A tới huyện Xuân Trường (Nam Định).
Cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tuyến đi theo hướng Đông Bắc về phía Bắc hồ Thác Bà, đến điểm giao với Quốc lộ 2 tại Bắc Quang (Hà Giang).
Cao tốc Bảo Hà – Lai Châu: từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai tuyến đi hướng Đông Tây theo Quốc lộ 279 đến khu vực huyện Than Uyên, rồi đi theo Quốc lộ 32 qua huyện Tam Đường (Lai Châu).
Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang: từ đường Hồ Chí Minh qua Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2 để tới huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Quy hoạch 7 tuyến cao tốc, dài khoảng 919 km, quy mô từ 4 – 6 làn xe, bổ sung các tuyến gồm:
Cao tốc Vinh – Thanh Thủy: từ Vinh đi theo Quốc lộ 46 (theo tổng thể đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn).
Cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo: từ nút giao cao tốc Bắc – Nam tại TP Đông Hà đi theo Quốc lộ 9 tới cửa khẩu La Bảo.
Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh: từ nút giao với cao tốc Bắc – Nam tại An Nhơn (Bình Định) đi theo Quốc lộ 19 Phú Phong – An Khê – Kon Dơng – Đắk Đoa, điểm cuối tại cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai).
Cao tốc Túy Loan -Ngọc Hồi- Bờ Y: từ Túy Loan đi theo Quốc lộ 14 tới Thạnh Mỹ, đi theo đường Hồ Chí Minh tới Ngọc Hồi, đi theo hướng Quốc lộ 40 lên cửa khẩu Bờ Y.
Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: từ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Khánh Hòa đi teo Quốc lộ 26 tới giao đường Hồ Chí Minh qua Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Cao tốc Liên Khương – Buôn Ma Thuột: Từ cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi theo Quốc lộ 27 đến điểm giao đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk.
Cao tốc Đà Lạt – Nha Trang: từ cao tốc Bắc – Nam qua Nha Trang, đi theo Quốc lộ 27C giao cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Khu vực phía Nam
Quy hoạch 10 tuyến cao tốc, tổng chiều dài khoảng 1.258 km, quy mô từ 4 – 8 làn xe, bổ sung các tuyến gồm:
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt: từ nút cao tốc Dầu Giây đi theo Quốc lộ 20, sau đó vào đoạn Liên Khương – Pren.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: từ Quốc lộ 1 qua Đồng Nai đi theo Quốc lộ 51 tới TP.Bà Rịa.
Cao tốc TPHCM – Long Thành: từ vành đai 3 TPHCM đi hướng Đông Nam tới nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Cao tốc TPHCM – Chơn Thành – Hoa Lư: từ vành đai 3 TPHCM đi theo Quốc lộ 13 tới Bình Phước.
Cao tốc TPHCM – Mộc Bài: từ vành đai TPHCM đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp – Trảng Bàng (Tây Ninh), sau đó đi theo Quốc lộ 22B vượt sông Vàm Cỏ về phía Quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.
Cao tốc Gò Dầu – Xa Mát: từ nút giao cao tốc TPHCM – Mộc Bài tại tỉnh Tây Ninh đi theo Quốc lộ 22 B tới cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh).
Cao tốc TPHCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh: từ huyện Nhà Bè đi theo hướng Đông Nam qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, kết thúc tại huyện Châu Thành.
Cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng: từ cửa khẩu Tịnh Binh đi qua TP Châu Đốc, dọc Quốc lộ 91, đường Nam sông Hậu về Cần Thơ và kết nối với cảng Trần Đề.
Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu: từ cửa khẩu Hà Tiên đi theo Quốc lộ 80 về Rạch Giá, đi theo Quốc lộ 61 về thị xã Bạc Liêu.
Cao tốc Trà Vinh – Hồng Ngự: từ TP Trà Vinh đi theo Quốc lộ 53 đi qua sông Tiền, theo Quốc lộ 30 đến huyện Cái Bè (Tiền Giang), đến cửa khẩu Dinh Bà (Hồng Ngự, Đồng Tháp).
Tư vẫn đưa ra 2 kịch bản về vốn cho giao thông, trong đó kịch bản 1 là giành cho đầu tư giao thông 2,5%GDP (trong đó đường bộ tới năm 2030 khoảng 65% vốn, giai đoạn sau khoảng 35% vốn). Cụ thể: giai đoạn 2021 -2025 khoảng 5,5 tỷ USD/năm; giai đoạn 2025-2030 khoảng 7,6 tỷ USD/năm; giai đoạn 2030-2040 khoảng 6,3 tỷ USD/năm; giai đoạn 2040-2050 khoảng 9,8 tỷ USD/năm.
Kịch bản 2, giành khoảng 1,5- 2%GDP cho đầu tư giao thông, trong đó vẫn ưu tiên đầu tư đường bộ. Cụ thể, giai đoạn 2021 -2025 khoảng 3,2 tỷ USD/năm; giai đoạn 2025-2030 khoảng 4,2 tỷ USD/năm; giai đoạn 2030-2040 khoảng 4,59 tỷ USD/năm; giai đoạn 2040-2050 khoảng 7,26 tỷ USD/năm.
Trong đó, riêng nhu cầu vốn cho đường bộ cần khoảng 2,5 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2021-2025.
094 375 6670