
Để đón được dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư, Việt Nam chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để trở thành thỏi nam châm của khu vực?
Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản khởi xướng chương trình “Hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài” cho các doanh nghiệp nước này. Nguyên nhân là vấn đề căng thẳng chính trị, thương mại và dịch Covid-19 đang ngày càng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
Chính phủ nước này khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia, tránh bị phụ thuộc vào một nước thay vì “bỏ trứng vào một giỏ”. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có sẵn nguồn cung khác thay thế khi gặp vấn đề bất thường.
Trong đợt đầu tiên, Nhật Bản đã chọn được 30 doanh nghiệp để hỗ trợ với số tiền hàng chục triệu USD. Trong số này, có tới 15 doanh nghiệp đã chọn Việt Nam để đầu tư. Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, cho biết nhiều nước Đông Nam Á đã sốc khi biết được con số này.
Điều này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất hấp dẫn, thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư đang diễn ra. Không ít ý kiến đánh giá Việt Nam là “ngôi sao đang lên” về thu hút FDI và sẽ còn nhiều bứt phá trong những năm tới. Tuy vậy, Việt Nam không thể chỉ ngồi yên mà nắm được các cơ hội này.
Cuối tháng 5, tổ công tác đặc biệt để thu hút FDI vào Việt Nam được phê chuẩn thành lập. Động thái của Chính phủ diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực và trên thế giới công bố nhiều chương trình ưu đãi lớn nhằm thu hút doanh nghiệp FDI chuyển dịch đầu tư. Các chuyên gia nhận định Việt Nam sẽ phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia châu Á khác trong “cuộc chiến” thu hút vốn FDI.
Chính phủ Ấn Độ mới đây đã công bố một chương trình ưu đãi sản xuất đặc biệt, với tổng ngân khoản khoảng 5,5 tỷ USD trong 5 năm cho 5 công ty sản xuất smartphone, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Trong khi đó, Indonesia đã lên kế hoạch xây dựng 27 khu công nghiệp mới, bao gồm dự án chuẩn bị 5.000 ha đất tại tỉnh Trung Java, mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ nước này đặt mục tiêu giảm dần thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 20% vào năm 2023.
Thậm chí, Chính phủ Malaysia còn lên kế hoạch cử đại diện đi vận động khoảng 60 công ty đa quốc gia mở nhà máy tại quốc gia này. Malaysia thông qua gói hỗ trợ 240 triệu USD trong 5 năm, chú trọng giảm thuế và hỗ trợ tài chính.
Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng Việt Nam không thể cứ ngồi yên mà đón được làn sóng dịch chuyển đầu tư, để thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh nổi bật như tính ổn định về địa chính trị, thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động trẻ và dồi dào… Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần được khắc phục.
Vấn đề đầu tiên là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Phần lớn doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo và cần nguồn nhân lực chất lượng cao để nghiên cứu phát triển (R&D), vận hành các dây chuyền công nghệ hiện đại. Do đó, Việt Nam cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Thứ hai là cơ sở hạ tầng. Dù những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam liên tục được cải thiện nhưng vấn đề kết nối ở các vùng kinh tế trọng điểm cần được chú trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng cần nhanh chóng đầu tư hệ thống đường cao tốc, đường kết nối liên tỉnh thành ở vùng Đông Nam Bộ, đẩy nhanh xây dựng sân bay Long Thành…
Thứ ba, một số nhà đầu tư vẫn còn những quan ngại sự thiếu ổn định về chính sách, các quy định pháp luật chưa rõ ràng và thiếu minh bạch, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.
Nhận thấy những vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực để ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 1/8, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Dự kiến sau 7 năm nữa, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
EVFTA cùng với CPTPP được coi là 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam. Không chỉ các doanh nghiệp nội địa mà nhiều doanh nghiệp FDI, đặt nhà máy tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những hiệp định này. Giới phân tích đánh giá việc tham gia nhiều FTA giúp Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Bằng chứng là trước khi những hiệp định trên có hiệu lực, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam để nghiên cứu, đặt nhà máy, nhằm tận dụng các FTA này.
Cùng với đó, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có đầy đủ yếu tố để trở thành “công xưởng” của thế giới, bên ngoài Trung Quốc. Sau khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung xảy ra, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1”, nghĩa là dịch chuyển chuỗi cung ứng, đa dạng hóa địa điểm tới một quốc gia khác ngoài Trung Quốc.
Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là có vị trí thuận lợi để đón làn sóng “Trung Quốc + 1”. Điều này giúp mở ra những cơ hội mới nhiều hơn để Việt Nam thu hút vốn FDI.
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam rất gần Trung Quốc và có giao thương về đường bộ, đường sắt thuận lợi. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn so với nhiều nước Đông Nam Á khác và Ấn Độ. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng nguyên liệu thô, sản phẩm, linh kiện từ Trung Quốc với giá rất rẻ và cạnh tranh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đánh giá Việt Nam đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Đây là điều các doanh nghiệp rất quan tâm khi quyết định đầu tư.
Tuy nhiều cơ hội mở ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh hội nhập sẽ đi kèm yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn. Đặc biệt, kinh tế hội nhập cần song hành với xã hội phát triển toàn diện, bền vững; phải ưu tiên lựa chọn các ngành có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng và đặc biệt cân nhắc yếu tố tác động đến môi trường, không mở cửa một cách ồ ạt.
Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi tư duy để tạo ra những giải pháp bền vững, giảm áp lực lên tài nguyên, môi trường trong nước. Điều này không những giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội từ FDI mà còn khẳng định trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội nói chung.

Nắm bắt được điều này, trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực kiến tạo những công trình không chỉ đáp ứng về thiết kế và công năng, mà còn đảm bảo không gây hại môi trường, bảo vệ sức khoẻ người sử dụng. Trong đó nhà phát triển bất động sản EZLand là một đơn vị đáng chú ý.
Chiến lược phát triển của EZLand được dung hoà giữa kinh doanh và mục tiêu trở thành “Công dân doanh nghiệp” dựa trên nền tảng tác động đến môi trường – xã hội – quản trị. Các giải pháp thân thiện môi trường của EZLand được thể hiện từ thiết kế đến cách thức xây dựng như dùng vật liệu ít năng lượng hàm chứa, thiết bị nước áp lực thấp; tối ưu hoá nguồn năng lượng tự nhiên trong căn hộ…
Những giải pháp này mang lại lợi ích trực tiếp cũng như lâu dài đến cộng đồng dân cư và môi trường. Qua đó, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là đóng góp chung vào sự đổi mới kinh tế – giáo dục – xã hội, thông qua việc đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng với mức giá hợp lý, tạo điều kiện cho khách hàng trẻ an cư lập nghiệp và khuyến khích lối sống xanh.
Hướng đi này cho thấy EZLand có tầm nhìn, nhận định đúng đắn về thị trường cũng như định hướng phát triển chung của nền kinh tế Việt. Những doanh nghiệp như EZLand sẽ góp phần thực hiện được “thắng lợi kép” cho Việt Nam, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.
Xem thêm các bài viết khác: